21 DỰ ÁN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG TÁC ĐỘNG ĐẾN BĐS

21 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được ưu tiên đầu năm 2021-2025

Thị trường Bất động sản năm 2021 tiếp tục chịu sự ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh xảy ra trên khắp cả nước. Nguồn cung và nhu cầu giao dịch bất động sản Đà Nẵng giảm tốc trong 3 quý đầu năm. Tuy nhiên, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông – xã hội và điều chỉnh quy hoạch ở các khu vực trọng điểm chính là “điểm sáng” cho thành phố này. Thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn có nhiều “điểm tựa” phát triển trong tương lai.

21 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được ưu tiên đầu năm 2021-2025

Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng được Hội Đồng Nhân Dân TP. Đà Nẵng thông qua, thành phố sẽ tập trung phát triển 21 dự án trọng điểm về hạ tầng giao thông trong giai đoạn 2020 – 2025.

Danh sách 21 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm Đà Nẵng được ưu tiên:

  1. Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu (bao gồm đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ Cảng Liên Chiểu đến đường Hồ Chí Minh, đường vành đai phía Bắc).

Nguồn vốn Ngân sách Trung ương, Ngân sách thành phố: dùng cho phần hạ tầng dùng chung, đê chắn sóng… với 3.426,3 tỷ đồng.

Nguồn vốn nhà đầu tư (PPP và các nguồn vốn khác): dùng cho bến cảng, logistic.

 

  1. Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò (đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng); Bảo vệ, nâng cao khả năng chứa tàu thuyền tránh bão của Âu thuyền Thọ Quang và khả năng thoát nước lũ, giảm ngập úng qua hệ thống thoát nước và hồ điều hòa của thành phố Đà Nẵng.

Nguồn vốn Ngân sách Trung ương, Ngân sách thành phố với 585,5 tỷ đồng.

  1. Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh.

Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và Ngân sách thành phố đối ứng: 1.499 tỷ đồng.

  1. Dự án cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng – OFID (Đường vành đai phía Tây 2, Đường và cầu qua sông Cổ Cò).

Vốn vay OFID và vốn đối ứng từ Ngân sách thành phố: tổng 1.370,44 tỷ đồng.

Dự án hạ tầng giao thông Đà Nẵng ưu tiên thực hiện giai đoạn 2021-2025
Dự án hạ tầng giao thông Đà Nẵng ưu tiên thực hiện giai đoạn 2021-2025
  1. Nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601.

Nguồn vốn Ngân sách thành phố và Ngân sách Trung ương: 643,52 tỷ đồng.

  1. Tuyến đường Trục I Tây Bắc (đoạn từ nút giao thông Ngã ba Huế đến Bệnh viện Ung thư, đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A và đoạn nối Nguyễn An Ninh từ nút giao Quốc lộ 1A đến đường sắt).

Nguồn vốn Ngân sách thành phố: khái toán 364,54 tỷ đồng.

  1. Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý.

Nguồn vốn Ngân sách thành phố: 723,43 tỷ đồng.

  1. Tuyến đường số 1 nối từ đường ĐH4 đến đường Hòa Thọ Tây – Hòa Nhơn.

Vốn Ngân sách thành phố: tổng 352,56 tỷ đồng.

  1. Tuyến đường số 2 nối từ đường vành đai phía Nam đến đường Hòa Thọ Tây – Hòa Nhơn.

Vốn Ngân sách thành phố: 190 tỷ đồng.

  1. Cầu Bồ Bản – Phú Hoà (Cầu số 2).

Nguồn vốn Ngân sách thành phố: 113,1 tỷ đồng

  1. Dự án cải tạo, nâng cấp một số nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông:

– Đoạn nối đường Nguyễn Sinh Sắc – Hoàng Văn Thái;

– Đoạn nối đường Lê Đuẩn – Đống Đa.

Vốn Ngân sách thành phố: tổng mức 1.812 tỷ đồng.

Công trình hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng thúc đẩy Đà Nẵng phát triển bền vững
Công trình hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng thúc đẩy Đà Nẵng phát triển bền vững
  1. Xây dựng các bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố (giai đoạn 1).

Nguồn vốn Ngân sách thành phố. (Chưa có mức khái toán)

  1. Các dự án đường bộ kết nối khu vực: Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Cao tốc Túy Loan – Cam Lộ, Nâng cấp tuyến QL 14D đi cửa khẩu Đăck Ốc…

Nguồn vốn Ngân sách Trung ương. (Mức khái toán do Bộ GTVT quản lý)

  1. Mở rộng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân.

Vốn Ngân sách Trung ương. (Mức khái toán do Bộ GTVT quản lý)

  1. Tuyến đường Hành lang Kinh tế Đông Tây 2 (Quốc lộ 14D).

Vốn Ngân sách Trung ương. (Mức khái toán do Bộ GTVT quản lý)

  1. Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14G.

Vốn Ngân sách Trung ương. (Mức khái toán do Bộ GTVT quản lý)

  1. Mở rộng tuyến Quốc lộ 14B (GĐ 2).

Vốn Ngân sách Trung ương. (Mức khái toán do Bộ GTVT quản lý)

  1. Các tuyến đường ngang nối Quốc lộ 14B và các xã thuộc huyện Hòa Vang.

Nguồn vốn Ngân sách Trung ương: tổng mức đầu tư khái toán 122,4 tỷ đồng.

Đà Nẵng định hướng phát triển bền vững thông qua việc giải tỏa áp lực cơ sở hạ tầng
Đà Nẵng định hướng phát triển bền vững thông qua việc giải tỏa áp lực cơ sở hạ tầng
  1. Trung tâm Logictics Cảng Liên Chiểu.

Nguồn vốn từ nhà đầu tư. Mức đầu tư dự kiến do nhà đầu tư đề xuất.

  1. Mở rộng trung tâm Logictics kho bãi tại khu vực phía Nam Trung tâm Logictics – Cảng Đà Nẵng.

Vốn nhà đầu tư, dự án đầu tư có sử dụng đất: 293,24 tỷ đồng.

  1. Kho xăng dầu tại khu vực tiếp giáp nhà máy xi măng Hải Vân.

Vốn nhà đầu tư, dự án đầu tư có sử dụng đất: 110 tỷ đồng.

Trên đây là 21 dự án hạ tầng giao thông ưu tiên đầu tư giúp Đà Nẵng tạo đà phát triển nhanh trong tương lai. Đây là những dự án cấp thiết thúc đẩy quá trình đô thị hóa và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng hướng mục tiêu tăng trưởng mạnh, phát triển bền vững và đậm bản sắc của một “thành phố đáng sống”.

 

Theo thông tin từ danang.gov.vn.

Trả lời

Thông tin cá nhân của bạn sẽ không hiển thị công khai, theo cam kết bảo mật thông tin. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905 912 510